ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEXA

ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEXA

Tổng quan loãng xương

Trước tiên bạn cần hiểu tình trạng loãng xương là gì? Loãng xương (còn được gọi là bệnh giòn xương hay xốp xương) là hiện tượng xương mỏng dần và mật độ các dưỡng chất trong xương ngày càng thưa dần, khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Để chẩn đoán tình trạng xương bị loãng, các bác sĩ thường chỉ định áp dụng kỹ thuật đo mật độ xương BMD, còn gọi là kiểm tra mật độ khoáng xương hay đo loãng xương.

Đo mật độ xương bằng phương pháp Dexa

DEXA là tên viết tắt của cụm từ Dual Energy X-ray Absorptiometry – một phương pháp đo mật độ xương được sử dụng vô cùng rộng rãi nhất trên thế giới.

Đo mật độ xương bằng phương pháp Dexa

Tại sao cần đo mật độ xương (BMD)?

Mục đích thực hiện xét nghiệm mật độ xương là sớm phát hiện những vấn đề về loãng xương (xương mỏng, yếu) và mất xương (giảm khối lượng xương) để có hướng điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm giúp ngăn ngừa tình trạng gãy xương. Các biến chứng của xương bị gãy liên quan đến loãng xương thường nghiêm trọng, đặc biệt là ở người già. Do đó, phát hiện sớm Đo mật độ xương bằng phương pháp Dexa tình trạng loãng xương sẽ giúp chẩn đoán, điều trị kịp thời để cải thiện tình hình hoặc ngăn cho vấn đề không trở nặng.

Theo đó, việc đo lường mật độ xương được thực hiện nhằm mục đích:

– Xác nhận chẩn đoán loãng xương nếu bạn đã bị gãy xương

– Dự đoán khả năng gãy xương trong tương lai

– Xác định tỷ lệ mất xương

– Xem xét việc điều trị có hiệu quả

Đo loãng xương thường được chỉ định cho những đối tượng sau:

– Phụ nữ từ 45-50 tuổi.

– Nam trên 65 tuổi.

– Phụ nữ có xương nhỏ.

– Phụ nữ sau mãn kinh 5 năm nhưng không dùng hooc môn thay thế.

– Phụ nữ Mãn kinh sớm hoặc tắt kinh trước thời ký mãn kinh.

– Người bị thiểu năng tuyến sinh dục, cường giáp. cường vỏ thượng thận.

– Người có thói quen sinh hoạt: thường ăn thức ăn có ít Canxi hoặc vitamin D.

– Người ít vận động, nghiện rượu, hút thuốc.

– Người đang bị bệnh lý mãn tính và dùng thuốc điều trị ưu năng tuyến giáp trạng, suy tủy, rối loạn collagen, bệnh dạ dày ruột, thuốc glucocortocoid chữa bệnh hen, viêm khớp.

– Bệnh nhân hậu phẫu thuật xương khớp.

– Người nghi ngờ lún xẹp đốt sống.

– Người giảm chiều cao, gù vẹo cột sống.

Quy trình đo độ loãng xương

Để việc đo loãng xương diễn ra nhanh chóng và cho kết quả chính xác, bạn cần nắm những thông tin cơ bản sau:

Chuẩn bị gì trước khi đo độ loãng xương?

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng việc bổ sung canxi trong khoảng 24 đến 48 giờ trước khi thực hiện đo loãng xương. Ngoài ra, bác sĩ cũng đưa lời khuyên không nên đeo đồ trang sức kim loại hoặc mặc quần áo có các chi tiết kim loại như nút, khóa kéo… khi thực hiện kỹ thuật này.

Quá trình đo mật độ xương BMD

Khi bước vào thực hiện việc đo mật xương, ngoài những lưu ý trên, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể trình tự các bước như sau:

– Bác sĩ sẽ chỉ định bạn nằm trên giường đệm của máy đo

– Máy đo sẽ di chuyển tới, lui để thực hiện việc đo lường

– Thời gian đo diễn ra trong khoảng 10-15 phút

– Bạn chờ nhận thông báo kết quả.

Người dân có nhu cầu khám, điều trị bệnh lý liên quan loãng xương tại Bệnh viện đa khoa Vân Đình, có thể liên hệ bằng 1 trong những các sau:

– Đến trực tiếp

– Đặt lịch khám từ xa

+ Gọi Tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 571 238

+ Nhắn tin vào Zalo trên Website: benhviendakhoavandinh.vn