Thoái Hóa Khớp – Bệnh lý đang ngày càng trẻ hóa?

Thoái Hóa Khớp – Bệnh lý đang ngày càng trẻ hóa?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định.

Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì và nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.

Triệu chứng:

  • Đau: tăng khi vận động giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp buổi sáng thường dưới 10 phút
  • Đi lại vận động khó khăn
  • Sưng khớp
  • Tiếng lạo xạo khi di chuyển
  • Biến dạng khớp

 

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể

Nguyên nhân thoái hóa khớp thường gặp

  • Tuổi tác: Thường xuất hiện từ sau tuổi 40.
  • Béo phì: Béo phì dễ dẫn đến thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.
  • Tổn thương khớp: Khớp bị tổn thương hoặc hoạt động quá sức (khiêng vác, đi cầu thang bộ nhanh, nhiều) tăng tỉ lệ bệnh ở người trẻ.
  • Dị dạng bẩm sinh về khớp:
  • Gen di truyền
  • Chấn thương khớp: Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi.
  • Nội tiết: Các hiện tượng như rối loạn hormon trong thời kì mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết… cũng góp phần làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

Vây thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Mặc dù thoái hóa khớp không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, việc bệnh không trực tiếp gây tử vong không có nghĩa là không nguy hiểm vì thoái hóa khớp sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi rõ rệt, hạn chế khả năng vận động.

Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp sẽ làm biến dạngmất chức năng vận động của khớp, thậm chí tàn phế.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

1 Chụp X-quang

2 Siêu âm khớp

3 Chụp MRI

4 Nội soi khớp

Các phương pháp điều trị bệnh

  • Phương pháp không dung thuốc: Giảm cân, xoa bóp, massage, thể dục thể thao, ăn thực phẩm giàu vitamin C, D, E, K ( rau xanh, cam, cá hồi, tôm, …, hạn chế rượu bia, thuốc lá, …
  • Phương pháp dùng thuốc: Nhóm thuốc giảm đau chống viêm, Tiêm nội khớp ( Corticoid, huyết tương giàu tiểu cầu, chất nhờn khớp, tế bào gốc,…)
  • Can thiệp ngoại khoa: Thay khớp,…

Người dân có nhu cầu khám, điều trị thoái hóa khớp và các bệnh lý về cơ xương khớp tại Bệnh viện đa khoa Vân Đình, có thể liên hệ bằng 1 trong những các sau:

– Gọi Tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 571 238

– Nhắn tin vào Zalo trên Website: benhviendakhoavandinh.vn